Nguyên nhân iPhone 5C trừ tiền ngầm của người sử dụng
Một số người dùng iPhone 5C khoá mạng xách tay từ Nhật đang gặp cảnh tài khoản liên tục bị trừ tiền mà không rõ lý do, trong khi vẫn có nhiều trường hợp khác không bị.

Mỗi khi tắt máy, khởi động lại, hoặc tháo SIM gắn vào cũng như tắt và mở lại các tính năng Facetime hay iMessage, một số người dùng iPhone 5C bản khóa mạng của Nhật xách tay về Việt Nam cho biết tài khoản của họ liên tục bị trừ tiền. Sau khi tra cứu cước chi tiết, nguyên nhân của việc tài khoản liên tục bị trừ tiền là do điện thoại tự gửi các tin nhắn gửi đến đầu số điện thoại nước ngoài như +81 của Nhật, với cước phí 2.500 đồng mỗi tin nhắn.

Sau khi thử nghiệm với các trường hợp như được phản ánh, anh Xuân Vinh, một dân chơi công nghệ cho rằng, lý do khiến những chiếc iPhone 5C liên tục trừ tiền trong tài khoản sau khi tắt, mở lại điện thoại hoặc tháo SIM ra lắp lại có thể do hai nguyên nhân. Một là tin nhắn được gửi đi để xác nhận đăng ký dịch vụ sử dụng Facetime hay iMessage của Apple. Thông thường, không chỉ máy khoá mạng và ngay cả đến máy quốc tế việc trừ tiền này cũng diễn ra, nhưng nó chỉ mất đúng một lần và cước phí là 2.500 đồng.

Nguyên nhân thứ hai có thể là lý do chính khiến cho những chiếc iPhone 5C khoá mạng xách tay từ Nhật liên tục trừ tiền trong tài khoản một cách âm thầm, đó là do SIM ghép. Với những chiếc iPhone khoá mạng như 5C Docomo xách tay từ Nhật, do không mở được mạng bằng việc mua mã (code) để thành bản quốc tế, để sử dụng người dùng buộc phải sử dụng thêm SIM ghép, đây là một bản mạch nhỏ có kích thước như SIM nhưng mỏng hơn nhiều. Nhiệm vụ của nó là "đánh lừa" iPhone rằng vẫn sử dụng SIM của nhà mạng nước ngoài, dù thực tế đang gắn những SIM ở Việt Nam.

Vì vậy khi sử dụng SIM ghép iPhone sẽ bị các lỗi như không kiểm tra được tài khoản bằng các lệnh thông thường như *101#, danh bạ không nhận đầu số ở Việt Nam hay khi truy cập Internet phải để chế độ Data Roaming. Việc sử dụng không chính thống như thế này có thể khiến cho mỗi khi tắt, mở lại điện thoại hay tháo SIM, SIM ghép sẽ yêu cầu gửi các tin nhắn kích hoạt mạng hoặc dịch vụ nào đó ra các đầu số nước ngoài như ở Nhật, làm tài khoản của người dùng bị trừ tiền một cách âm thầm. Thực tế, trên thị trường có rất nhiều loại SIM ghép khác nhau để giúp cho những chiếc iPhone 5C khoá mạng có thể dùng được mạng ở Việt Nam. Và có trường hợp máy bị trừ tiền và có máy không, anh Vinh chia sẻ. 

Anh Phùng Quang Việt, một kỹ thuật viên chuyên về iPhone, cũng cho rằng SIM ghép có thể là nguyên nhân khiến cho việc người dùng iPhone 5C xách tay từ Nhật "âm thầm" bị trừ tiền liên tục. Với những dòng iPhone bị khoá mạng, lỗi trừ tiền khi kích hoạt iMessage và Facetime là điều đã gặp phải từ lâu và dễ khắc phục được bằng cách bẻ khoá iOS (Jailbreak) sau đó can thiệp vào phần mềm. Tuy nhiên, phần lớn những chiếc iPhone 5C xách tay từ Nhật về Việt Nam với giá rẻ gần đây đều chạy iOS 8.1.3 và chưa có biện pháp can thiệp. 

Anh Việt cũng cho hay, trên thị trường hiện giờ có rất nhiều loại SIM ghép với giá bán khác nhau từ 100.000, 200.000 đến loại 300.000 đồng, nhưng phần lớn đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Có loại khi dùng với iPhone khoá mạng khắc phục được lỗi danh bạ hay *101# nhưng dễ mất sóng, trong khi loại khác lại có sóng ổn định nhưng lại vướng lỗi... Phổ biến và thường dùng nhất với iPhone khoá mạng là các dòng SIM ghép của Heicard.

Thông thường, các nhà mạng cũng như chính Apple thường thay đổi thông số mạng (Carrier) và sóng (Baseband) khiến cho loại SIM ghép mất tương thích. Các thông số này có thể xem ở phần Giới thiệu (About) trong mục Cài đặt (Settings) của iPhone. Trường hợp những chiếc iPhone 5C khoá mạng tự động gửi các tin nhắn ra đầu số quốc tế và trừ tiền trong tài khoản có thể do SIM ghép đời cũ không tương thích với bản cập nhật mới. Mỗi khi mất sóng, hay tắt máy và kích hoạt có thể SIM ghép yêu cầu gửi tin nhắn về lại nhà mạng gốc để yêu cầu kích hoạt, nhận thông tin. Đó là lý do khiến tài khoản mất tiền oan vì tin nhắn gửi ra quốc tế, anh Việt nhận định.

Chính các cửa hàng đang bán ra các dòng máy iPhone 5C khoá mạng giá rẻ cho biết họ cũng chưa rõ nguyên nhân khiến một số máy gặp lỗi tự động trừ tiền liên tục trong tài khoản. Nhiều người dùng iPhone khoá mạng và SIM ghép cũng cho hay tài khoản của họ không bị ảnh hưởng dù tắt mở các dịch vụ của Apple, hay thay đổi SIM, tắt, mở lại điện thoại. 

Trong khi đó, theo chia sẻ từ một số người dùng, để tránh việc iPhone 5C khoá mạng có thể gặp lỗi tự động trừ tiền, người dùng không nên cập nhật lên hệ điều hành mới nhất của Apple như iOS 8.3 cũng như cập nhật thông tin mạng (Carrier) khi máy yêu cầu, thay vào đó giữ lại ở phiên bản 18 hoặc 18.2. Để bảo đảm số tiền trong tài khoản, người dùng iPhone 5C cũng xem thiết bị của mình có gặp lỗi hay không bằng cách tắt, mở lại máy, tháo hoặc đổi SIM khác và kiểm tra tiền.

Với mức giá rẻ, iPhone 5C khoá mạng dễ dàng tiếp cận và thu hút được nhiều đối tượng người dùng nhưng thức tế, việc phải sử dụng đến SIM ghép và tồn tại nhiều hạn chế thì đây không phải là dòng máy phù hợp với những người có hiểu biết nhiều về công nghệ. Việc lựa chọn các dòng máy iPhone quốc tế cũng như hàng mới sẽ đảm bảo chất lượng và hạn chế rủi ro cho người sử dụng.



CÁC TIN TỨC KHÁC
Chàng trai Việt lập kỷ lục trí nhớ ở Thái Lan
Dương Anh Vũ, một thanh niên người Việt, trở thành người nước ngoài đầu tiên được vinh danh trong Sách Kỷ lục Thái Lan với khả năng ghi nhớ hàng chục nghìn mục dữ liệu
VietinBank bác tin sáp nhập OceanBank, GPBank
Chủ tịch VietinBank Nguyễn Văn Thắng cho biết ngân hàng chỉ tham gia hỗ trợ OceanBank cũng như GPBank tái cơ cấu theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Giá ôtô khó giảm nếu doanh nghiệp bỏ sản xuất đi buôn
Dù thuế nhập khẩu được hạ về 0% trong vòng 3 năm tới, song hy vọng được mua xe giá rẻ của người tiêu dùng không dễ thành hiện thực, khi còn không ít biến số khác tác động đến giá xe.
Trang : 1
Bản quyền website thuộc về CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THANG MÁY TÂN SƠN . Copyright © 2011
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THANG MÁY TÂN SƠN
83/4c Đường Tam Bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TpHCM
MST: 0313225883
Hotline: 093.881.6779 - Email: tanson.elevator@gmail.com